TẠI SAO SÉT SẢY RA ?
Sự phát triển của các cơn bão sấm sét và các cú sét đã từng được chứng minh bởi nhiều trạm nghiên cứu khoa học và được diễn giải như sau:
Các hiện tượng khí quyển nhất định đều sảy ra khi có liên quan tới các nguồn khí nóng và các luồng khí lạnh khổng lồ. Những hiện tượng này phải cho phép một chuyển động cực nhanh của không khí, theo chiều thẳng đứng, để cho phép hình thành một nền các đám mây. Cũng phải có sự hiện diện của một nguồn cung cấp đầy đủ về hơi nước và các hạt phân tử nước . Khi có đủ số lượng các hạt nước nhỏ li ti được tích tụ lại với nhau, các giọt nước hình thành và rơi xuống đất như hiện tượng mưa.
Chuyển động nhanh của không khí làm cho điện tích được tạo thành trên các hạt nước cực nhỏ và các giọt nước nhỏ cũng tập trung lại trong những phần khác nhau của đám mây. Như là một quy luật chung, phần trung tâm của các đám mây chưa có một sự tập trung các Ion điện tích dương trong khi phần thấp hơn của đám mây thường là điện tích âm. Các giọt mưa rơi xuống mặt đất mang theo các điện tích dương xuống đất.
Suốt hành trình của một cơn bão sấm sét đều đặn “che khuất” mặt đất bằng sự tập trung cao hơn các Ion điện tích dương. Bản thân bầu khí quyển điển hình là một chất dẫn điện tồi, nhưng những thay đổi sảy ra suốt cơn giông tố làm vỡ bầu khí quyển xuống tới một điểm mà ở đó nó thật sự trở thành một chất dẫn điện.
Theo khoa học, các điện tích đối nghịch được hút vào nhau để cho thiên nhiên trở lại trạng thái “cân bằng” ban đầu. Khi bầu khí quyển vỡ xuống, đám mây mang điện tích âm tìm cách trung hòa với mặt đất mang điện tích dương(tạo ra cú sét từ mây xuống đất). Người ta cũng biết rằng sét luôn luôn tìm kiếm một đường đi ít hiểm trở nhất, trên đường đi xuống mặt đất của nó. Không may là cây cối, nhà cửa, tháp và những cấu trúc khác thường xuyên là mục tiêu cung cấp cho sét một lối đi dễ dàng hơn hay điện trở thấp xuống mặt đất. Vì vậy sét đánh xuống và gây thiệt hại nặng nề và tàn phá.
Nguồn - SƯU TẦM